BÀI MỚI
Đang tải...

Ý nghĩa Ngọc Bội phong thủy giúp gia chủ Ăn Nên Làm Ra

Ý nghĩa Ngọc Bội phong thủy giúp gia chủ Ăn Nên Làm Ra là gì? Làm sao để gia đình làm ăn kinh doanh thuận lợi? Ngọc Bội phong thủy nào phù hợp gia đình bạn? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này qua sự chia sẽ của soi cau mb . Mời các bạn cùng tham khảo nhé!


I – Ngọc bội là gì? Nguồn gốc của ngọc bội trung quốc

Ngọc bội là một mảnh ngọc được đeo ở trước ngực của những người giàu sang, quyền quý để làm đồ trang sức, hoặc dùng để phân biệt giai cấp, tầng lớp, địa vị trong xã hội thời xưa đặc biệt là xã hội phong kiến Trung Quốc. Từ thời rất xa xưa, con người đã có nhu cầu làm đẹp cho bản thân nên họ sử dụng nhiều vật liệu khác nhau như vỏ sò, vỏ ốc, xương thú... và tiến lên một bậc khác đó là sử dụng ngọc để làm ngọc bội. Theo nhiều tài liệu khảo cổ học ghi chép lại trong các cuộc khai quật thì ngọc bội có từ khoảng thời gian 5000 năm trước công nguyên, tức là ngọc bội có từ 7000 năm về trước. Nơi phát hiện ra ngọc bội có niên đại cổ nhất là Trung Quốc. Căn cứ vào nguồn tài liệu này thì ngọc bội xuất hiện sớm hơn cả đồ sắt dưới các hình thái từ đã cẩm thạch, đá phỉ thúy.... Vì tất cả những cuộc khai quật ở nhiều khu vực thì đồ sắt mới được con người sử dụng cách đây 3000 năm về trước.

II – Ý nghĩa của việc đeo ngọc bội? Sử dụng ngọc bội với mục đích gì?

Ý nghĩa của ngọc bội với cuộc sống từ xưa đến nay

Ngọc là kết tinh quý giá từ các lớp đất đá, thuộc tính hành Thổ, có sự tĩnh tại, ổn định về tâm lý, khí mang bên mình duy trì một sức khỏe ổn định, cuộc sống ít hiểm nguy, sóng gió, biến động. Vì thuộc tính ngũ hành và tính chất quý giá của ngọc nên vật chất này ứng với sao Bát Bạch trong Phong Thủy. Trong thời kỳ Hạ Nguyên – vận 8 hiện nay thì sao Bát Bạch là sao vượng khí, hơn nữa, nằm trong hệ thống tam bạch cát tinh (bao gồm Nhất Bạch, Lục Bạch, Bát Bạch) nên mang ngọc bội bên mình thu hút được năng lượng thịnh vượng may mắn. Sao Bát Bạch ngoài những ý nghĩa cát lợi về tài lộc, danh quyền, khoa bảng thì còn là sao trợ giúp phù tá. Sao Bát Bạch còn được gọi là sao Tả Phù, khi gặp sao này tất có quý nhân trợ giúp, hơn nữa, triển vọng thăng tiến rất cao, có khả năng lãnh đạo nhiều người, luôn được đồng nghiệp, bạn bè, cấp dưới, nhân viên trung thành, ra sức ủng hộ

Một viên ngọc xưa nay không chỉ đơn thuần là vật trang sức, nó hội tụ rất nhiều năng lượng cát lợi tốt cho sức khỏe, công danh và luôn gặp may mắn. Bằng chứng là Từ Hy Thái Hậu đời Thanh bên Tàu khi đã cao tuổi nhưng sức khỏe vẫn sung mãn, tinh thần sáng suốt, nhan sắc tươi tắn, bà luôn mang bên người một viên ngọc bội to cỡ quả trứng gà. Trong thời Xuân Thu, công tử Tiểu Bạch nước Tề tránh nạn chạy ra nước ngoài, sau trở về đăng cơ bị Quản Di Ngô bắn tên trúng nhưng may mắn mũi tên của Quản Di Ngô đâm thẳng vào viên ngọc bội ông luôn mang bên mình nên công tử Tiểu Bạch không bị nguy hiểm, sau ông lên ngôi tức là vua Tề Hoàn Công, trọng dụng nhân tài (trong đó có Quản Trọng), tu sửa chính trị, lập nên nghiệp bá, thiên thu vạn thế vẫn còn ca ngợi.

Sử dụng ngọc bội phong thủy phù hợp với những mục đích gì?

- Đeo ngọc bội phong thần bên mình còn giúp chống lại gió độc, ngăn trừ lam sơn chướng khí, bảo vệ sức khỏe
- Ngọc quý xưa nay chỉ có những người có quyền thế, giàu có sử dụng mà thôi. Nó khẳng định đẳng cấp của bản thân, thôi thúc con người nỗ lực vươn lên, làm nên những điều phi thường, hiển hách, lẫy lừng
- Người xưa còn dùng ngọc bội để đính ước, hẹn thề. Người ta có thể trao cho nhau ngọc bội phỉ thúy, ngọc bội cẩm thạch mang bên mình, hoặc chặt đôi miếng ngọc để làm tín vật. Có những viên ngọc trở thành gia bảo, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để giữ gìn truyền thống tốt của gia tộc
- Ngày nay, trên ứng thiên thời, dưới hợp địa vận (sao vượng khí, cát tinh Bát Bạch) nhiều người sử dụng ngọc bội với khát vọng hội tụ năng lượng may mắn, phấn đấu vươn lên trên con đường công danh, sự nghiệp, đóng góp cống hiến cho xã hội, bản thân và gia đình sang giàu vinh hiển, rạng rỡ tổ tiên, tên tuổi lưu danh...
- Viên ngọc quý tượng trưng cho một nhân cách, phẩm chất tốt, ứng với người quân tử đạo đức nghĩa nhân hay một người phụ nữ phẩm hạnh đoan chính. Người ta thường có thành ngữ như “lời vàng ý ngọc”, “khuôn vàng thước ngọc”, đẹp như “ngọc sáng gương trong”. Như vậy, người đeo ngọc bội còn có tác dụng tu dưỡng, trau dồi về nhân cách, phẩm hạnh, trí tuệ, tài năng nữa

III – Phân biệt ngọc bội Việt Nam và ngọc bội Trung Quốc

Ngọc bội Trung Quốc

- Nghề gia công, chế tác, điêu khắc ngọc ở Trung Quốc đã có từ rất lâu đời, trải qua một quá trình phát triển với đầy thăng trầm, biến cố nên sản phẩm tạo ra tinh xảo vô cùng
- Căn cứ vào đặc điểm Địa Lý về khoáng sản của Trung Quốc thì lãnh thổ Trung Quốc không có nhiều mỏ đá quý, ngọc Trung Quốc khan hiếm về nguyên liệu đầu vào. Những viên ngọc từ thời xưa để lại và những tác phẩm mới ra đời hầu hết nguồn nguyên liệu từ MyAnmar đưa sang

Ngọc bội Việt Nam

- Nghề gia công, chế tác đá quý mới phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây - Nước ta có hai mỏ đá quý có trữ lượng khá cao đó là (Lục Yên – Yên Bái) và (Quỳ Châu – Nghệ An). Các loại đá quý nước ta đều là dạng quý hiếm như Ruby, Sapphire, Corindon…

IV – Các loại ngọc bội phổ biến

Phân loại ngọc bội có nhiều phương pháp khác nhau. Chủ yếu có hai cách phân loại sau
- Phân loại theo chất liệu
+ Ngọc bội bằng cẩm thạch
+ Ngọc bội bằng RuBy
+ Ngọc bội bằng Sapphire...


- Phân loại theo các hình chạm khắc
+ Ngọc bội hình các vị Phật, Tiên, Thần
+ Ngọc bội có hình linh vật (rồng, phượng, tỳ hưu, hổ, cá chép...)
+ Ngọc bội hình con giáp (12 con giáp)
+ Ngọc bội có hình các loài hoa
+ Ngọc bội có hình các chữ thư pháp…

V – Ngọc bội phong thủy hợp với tuổi nào?

Ngọc bội là vật phẩm Phong Thủy phù hợp với tất cả các tuổi. Sang năm 2019, sao Bát Bạch phi nhập trung cung nên sử dụng ngọc bội càng cát lợi hơn, đặc biệt, các tuổi gặp sao Lộc Tồn trong hạn năm mà sử dụng ngọc bội là may mắn hơn cả. Các tuổi này bao gồm: Tuổi Ất Sửu 1985, tuổi Ất Mão 1975, tuổi Ất Tị 1965, tuổi Ất Mùi 1955, tuổi Ất Dậu 2005, tuổi Ất Hợi 1995, tuổi Tân Sửu 1961, tuổi Tân Mão 1951, tuổi Tân Tị 2001, tuổi Tân Mùi 1991, tuổi Tân Dậu 1982, tuổi Tân Hợi 1971, tuổi Mậu Tý 2008, tuổi Mậu Dần 1998, tuổi Mậu Thìn 1988, tuổi Mậu Ngọ 1978, tuổi Mậu Thân 1968, tuổi Mậu Tuất 1958, tuổi Nhâm Tý 1972, tuổi Nhâm Dần 1962, tuổi Nhâm Thìn 1952, tuổi Nhâm Ngọ 2002, tuổi Nhâm Thân 1992, tuổi Nhâm Tuất 1982, tuổi Bính Tý 1996, tuổi Bính Dần 1986, tuổi Bính Thìn 1976, tuổi Bính Ngọ 1966, tuổi Bính Thân 1956, tuổi Bính Tuất 2006

0 nhận xét:

Đăng nhận xét